ESP8266 Wifi Shield (Arduino Compatible) được thiết kế dạng Shield Arduino nên có thể kết nối dễ dàng với hầu hết các board Arduino hiện nay để thực hiện các ứng dụng với module wifi esp8266 như bật tắt thiết bị qua wifi, thu thập dữ liệu qua wifi, báo động wifi, và hầu hết các ứng dụng IoT hiện nay.
Liên hệ làm mạch
- Phone : 0967.551.477
- Zalo : 0967.551.477
- Email : dientunhattung@gmail.com
- Địa Chỉ : 171/25 Lê Văn Thọ, P8, Gò Vấp, Tp HCM
- Chi tiết : Nhận làm mạch và hướng dẫn đồ án sinh viên
a. Giới thiệu ESP8266 Wifi Shield
ESP8266 Wifi Shield (Arduino Compatible) được thiết kế dạng Shield Arduino nên có thể kết nối dễ dàng với hầu hết các board Arduino hiện nay để thực hiện các ứng dụng với module wifi esp8266 như bật tắt thiết bị qua wifi, thu thập dữ liệu qua wifi, báo động wifi, và hầu hết các ứng dụng IoT hiện nay. ESP8266 Wifi Shield (Arduino Compatible) được tích hợp mạch nguồn riêng giúp ESP8266 hoạt động ổn định, đồng thời thiết kế Pin Out dạng rào cho tất cả các chân GPIO của ESP8266 giúp sử dụng dễ dàng, ngoài ra shield còn tích hợp chuyển mức tín hiệu giao tiếp (UART) 5V – 3V3 giữa Arduino và ESP8266 để ESP8266 có thể hoạt động liên tục mà không bị cháy chân giao tiếp (TX, RX).
b. Các số Bit của vi điều khiển
Vi xử lý có rất nhiều loại bắt đầu từ 4 bit cho đến 32 bit, vi xử lý 4 bit hiện nay không còn nhưng vi xử lý 8 bit vẫn còn mặc dù đã có vi xử lý 64 bit. Lý do sự tồn tại của vi xử lý 8 bit là phù hợp với một số yêu cầu điều khiển trong công nghiệp. Các vi xử lý 32 bit, 64 bit thường sử dụng cho các máy tính vì khối lượng dữ liệu của máy tính rất lớn nên cần các vi xử lý càng mạnh càng tốt. Các hệ thống điều khiển trong công nghiệp sử dụng các vi xử lý 8 bit hay 16 bit như hệ thống điện của xe hơi, hệ thống điều hòa, hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất, …
c. Chức năng của ESP8266 Wifi Shield:
- A (DIGITAL PINS): dãy chân được sử dụng bởi Arduino.
- B (ESP8266 PINS): ESP8266-12E và các chân tương ứng của chúng. Ở mặt sau của tấm có danh pháp của các chân.
- C (KẾT NỐI BỘ CHUYỂN ĐỔI USB NỐI TIẾP BÊN NGOÀI): Trình tự chân được sử dụng để kết nối bộ điều hợp USB Nối tiếp bên ngoài để cập nhật chương trình cơ sở hoặc gỡ lỗi của ESP8266.
- D (SHIELD MAINTENANCE PINS): Trình tự ba chân được xác định là Chỉ bảo trì và được sử dụng để xác minh rằng bộ điều chỉnh điện áp đang nhận và cung cấp điện áp chính xác. KHÔNG NÊN SỬ DỤNG NÓ LÀM NGUỒN CUNG CẤP.
- E (DIP SWITCH TO MODIFY OPERATING MODES): Công tắc DIP bốn chiều để thay đổi các chế độ vận hành.
- F (AD8 TỪ ESP8266): gán chân cho ADC ESP8266. Một chân hoạt động trong khoảng từ 0 đến 1V và một chân khác hoạt động trong khoảng từ 0 đến 3,3V. Các chân này sẽ chỉ được sử dụng khi sử dụng riêng ESP8266 (chế độ độc lập).
- G (ESP8266 RESET): nút dùng để reset ESP8266. Bất cứ khi nào bạn thay đổi vị trí của công tắc DIP, bạn phải nhấn nút ESP-RST.
- H (ANALOG PIN AND POWER SUPPLY): dãy chân được Arduino sử dụng.
d. Power
- LED: Có 1 LED được tích hợp trên bảng mạch và được nối vào chân D13. Khi chân có giá trị mức cao (HIGH) thì LED sẽ sáng và LED tắt khi ở mức thấp (LOW).
- VIN: Chân này dùng để cấp nguồn ngoài (điện áp cấp từ 7-12VDC).
- 5V: Điện áp ra 5V (dòng điện trên mỗi chân này tối đa là 500mA).
- 3V3: Điện áp ra 3.3V (dòng điện trên mỗi chân này tối đa là 50mA).
- GND: Là chân mang điện cực âm trên board.
e. Bộ nhớ ESP8266 Wifi Shield
Vi điều khiển ESP8266:- 4MB bộ nhớ Plash: trong đó bootloader chiếm 0.5KB.
- 64KB cho SRAM: (Static Random Access Menory): giá trị các biến khai báo sẽ được lưu ở đây. Khai báo càng nhiều biến thì càng tốn nhiều bộ nhớ RAM. Khi mất nguồn dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
- 512B cho EEPROM: (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory): Là nơi có thể đọc và ghi dữ liệu vào đây và không bị mất dữ liệu khi mất nguồn.
f. Các chân đầu vào và đầu ra với Arduino Uno
- Serial: RX và TX: Được sử dụng để nhận dữ liệu (RX) và truyền dữ liệu (TX) TTL.
- PWM: 3, 5, 6, 9 và 11 Cung cấp đầu ra xung PWM với độ phân giải 8 bit bằng hàm analogWrite ().
- SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Các chân này hỗ trợ giao tiếp SPI bằng thư viện SPI.
- LED: Có 1 LED được tích hợp trên bảng mạch và được nối vào chân D13. Khi chân có giá trị mức cao (HIGH) thì LED sẽ sáng và LED tắt khi ở mức thấp (LOW).
- TWI/I2C: A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm
- Đồ án điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 1
- Mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 2
- Thiết kế mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 3
- Thiết kế mạch điện tử, Lập trình vi điều khiển tổng hợp File đồ án – Phần 3
- Tổng hợp File ĐỒ ÁN Điện tử cơ bản
- Tổng hợp File ĐỒ ÁN Viễn thông
- Tổng hợp File ĐỒ ÁN PLC
- Tổng hợp File ĐỒ ÁN Cung cấp điện
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.