Giới thiệu cảm biến encoder hồng ngoại chữ U
Cảm biến encoder hồng ngoại chữ U đo tốc độ động cơ, Sử dụng quang điện xuyên tia loại khe, miễn là vật thể không trong suốt đi qua khe, nó có thể được kích hoạt để tạo ra mức 5V TTL . Nó sử dụng bộ kích hoạt Schmitt để ngắt xung, rất ổn định và có thể được sử dụng để đo tốc độ ô tô, đo khoảng cách và các ứng dụng khác!
Module Encoder v2 dùng để đo tốc độ của động cơ, giúp kiểm soát robot của bạn 1 cách chính xác tối đa hoặc những ứng dụng cần motor quay 1 quãng đường chính xác. Module cần 1 đĩa đọc có thể cắt bằng meca.
Chức năng các chân
- Vcc: chân nguồn dương VCC cấp nguồn từ 5VDC.
- GND: chân nguồn âm GND 0VDC.
- D0: Chân ngõ ra tín hiệu digital.
- A0: Chân ngõ ra tín hiệu analog.
Thông số kỹ thuật cảm biến encoder hồng ngoại chữ U
- Điện áp: 5v
- Dòng hoạt động: 15mA
- Đầu ra: Mức LOW khi bị chắn, mức HIGH khi không bị chắn
- IC so sánh: LM393
- Ứng dụng đa dạng cho các nền tảng Arduino / AVR / ARM
- Độ rộng rãnh: 5.5mm
- Khoảng cách 2 lỗ lắp đặt: 20.5mm, lỗ Φ3mm
- Kích thước: 32mm * 14mm
Nguyên lý hoạt động
Led phát hồng ngoại ( IR LED ) luôn luôn phát ra sóng ánh sáng có bước sóng hồng ngoại mắt người không thể nhìn thấy ánh sáng này, vì vậy người ta sử dụng led thu hồng ngoại, led thu hồng ngoại bình thường nó có nội trở rất lớn ( vài trăm KΩ ), khi led thu được tia hồng ngoại chiếu vào đủ lớn thì nội trở của nó giảm xuống (cỡ vài chục Ω).
Khi gặp vật cản, những chùm tia hồng ngoại gặp vật cản và phản xạ lại led thu làm led thu thay đổi giá trị điện trở. Ở đây chúng ta thấy cầu chia áp ở điện trở R2 và mắt thu hồng ngoại, sự thay đổi điện trở của mắt thu hồng ngoại dẫn đến điện áp đầu vào chân 3 Op-Amp cũng thay đổi.
Khi khoảng cách càng gần, sự thay đổi càng lớn.
Khi đó, điện áp đầu vào chân 3 Op-Amp được so sánh với giá trị điện áp không đổi gim trên biến trở R3, nếu điện áp chân 3 Op-Amp lớn hơn điện áp chân 2 Op-Amp thì Op-Amp xuất mức 1 ( bằng VCC) . Ngược lại nếu điện áp chân 3 Op-Amp nhỏ hơn điện áp chân 2 Op-Amp thì Op-Amp xuất mức 0 ( bằng GND)
Chương trình test cảm biến
Nguyên lý kết nối
Chương trình
void setup() { Serial.begin(9600); } void loop() { Serial.println(digitalRead(2)); }
Liên hệ làm mạch
- Phone: 0967.551.477
- Zalo: 0967.551.477
- Chi tiết : Nhận làm mạch và hướng dẫn đồ án sinh viên
Tham khảo chương trình mẫu và thông tin linh kiện chi tiết tại:
Reviews
There are no reviews yet.